Doanh nghiệp Việt Nam chung tay xây dựng thương hiệu xanh nhằm chấm dứt nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ hổ và các loài động vật hoang dã trái pháp luật
HÀ NỘI, ngày 28 tháng 7 năm 2023 – Hôm nay, đại diện 40 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia Hội thảo về nâng cao trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và thương hiệu cá nhân, trong đó nhấn mạnh về các hoạt động thân thiện với môi trường. Nhằm hưởng ứng Ngày Quốc tế về Bảo tồn Hổ sắp tới, các doanh nghiệp cùng cam kết hành động bảo tồn hổ và các loài động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý, hiếm khác.
Trong vòng 20 năm qua, số tang vật mà Việt Nam có liên quan và/hoặc bắt giữ được từ các vụ buôn bán vận chuyển các sản phẩm có nguồn gốc từ hổ tương đương với 216 cá thể hổ, chiếm khoảng 10% tổng số cá thể hổ bị thu giữ tại 13 quốc gia có hổ sinh sống. Việc tăng cường các can thiệp mạnh mẽ để giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ hổ và nhiều loài ĐVHD trái pháp luật khác là hết sức cấp thiết để bảo vệ sự sinh tồn của loài, nhất là trước thềm Ngày Quốc tế Bảo tồn Hổ.
Từ năm 2020, TRAFFIC đã phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiếp cận và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam lồng ghép các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi bảo tồn ĐVHD trong chính sách trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cũng như triển khai các can thiệp cụ thể nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm này. Nhiều khảo sát cho thấy, hổ và các sản phẩm từ hổ có thể được sử dụng làm quà tặng, quà biếu trong các mối quan hệ kinh doanh và được xem là các sản phẩm có giá trị, quý, hiếm. Tính đến nay, đã có hơn 50 doanh nghiệp tham gia và thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ loài hổ và các loài ĐVHD khác, có thể kể đến như xây dựng và đưa nội dung về bảo tồn ĐVHD trở thành một trong những nội dung được đào tạo trong các buổi họp giao ban, đào tạo nội bộ hay sinh hoạt ngoại khóa của doanh nghiệp.
Để tiếp nối những thành công này, thông qua chương trình Hội thảo hôm nay, TRAFFIC và VCCI mong muốn thông tin và nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh của những doanh nghiệp xanh gắn liền với các hoạt động có trách nhiệm với thiên nhiên hoang dã, bảo tồn sự sống của các loài ĐVHD trong đó có loài hổ.
Tôn trọng thiên nhiên và bảo vệ môi trường là một trong sáu nguyên tắc đạo đức trong Bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam mà VCCI đã công bố vào năm 2022, với mục tiêu xây dựng Đạo đức doanh nhân, Văn hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam . Bên cạnh đó. Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc này khi tham gia ký kết Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và Công ước toàn cầu về đa dạng sinh học (CBD).
Để ứng phó với sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh và sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường, các chủ doanh nghiệp Việt Nam cần cập nhật và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và không ngừng đổi mới doanh nghiệp. Thông qua Hội thảo hôm nay, chúng tôi hy vọng rằng doanh nghiệp sẽ có đủ kiến thức và năng lực thực hiện các hoạt động cụ thể để tiếp tục nâng cao và hoàn thiện hình ảnh doanh nghiệp, doanh nhân của mình theo hướng thân thiện với môi trường. Điều này góp phần phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững, phù hợp với đạo đức kinh doanh của Việt Nam và thông lệ quốc tế.”
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Viện trưởng, Viện Phát triển doanh nghiệp VCCI
Hội thảo đã giới thiệu đến 40 đại diện doanh nghiệp những kiến thức chuyên môn về trách nhiệm xã hội, thương hiệu doanh nhân, quản lý rủi ro, truyền thông thay đổi hành vi bảo tồn thiên nhiên hoang dã và trang bị các công cụ, kỹ năng cần thiết để doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng hơn các hoạt động có trách nhiệm với môi trường và xã hội theo hướng tuần hoàn và bền vững, qua đó đóng góp cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam và trên thế giới.
Bà Đoàn Thị Phương Thúy, Founder King Craft Viet cho biết: "Hình ảnh doanh nghiệp là đại diện cho nhận diện thương hiệu và uy tín của chúng tôi. Bảo vệ thiên nhiên hoang dã và các loài động thực vật hoang dã cũng là một trong những hoạt động giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, thu hút sự quan tâm, niềm tin từ khách hành và duy trì lòng trung thành của họ đối với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp."
Sau Hội thảo, hai doanh nghiệp đã cam kết trở thành Đại sứ bảo vệ động vật hoang dã và thể hiện cam kết của mình thông qua việc lồng ghép các thông điệp và thực hiện các hoạt động bảo vệ động thực vật hoang dã trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
Notes:
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Bà Bùi Thúy Nga, Quản lý chương trình của Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam,
Hoạt động thuộc Dự án truyền thông thay đổi hành vi giảm thiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ tại Việt Nam do Chính phủ Vương quốc Anh (UKaid) tài trợ thông qua Quỹ Phòng, chống Buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã (IWT Challenge Fund) thông qua Văn phòng Dự án Tổ chức TRAFFIC International tại Việt Nam (TRAFFIC).
About IWTCF
The Illegal Wildlife Trade Challenge Fund (IWTCF) is a UK government competitive grants scheme aimed at eradicating the illegal trade in wildlife. The UK is committed to protecting endangered animals and plants from poaching and illegal trade. The IWTCF provides funding for practical projects around the world that help eradicate illegal wildlife trade and, in doing so, reduce poverty.