TRAFFIC Logo

 

Published 02 Tháng mười hai 2024

  English 

Nghiên cứu do USAID hỗ trợ thực hiện công bố về thực trạng buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật trên không gian mạng tại Việt Nam

HÀ NỘI, ngày 4 tháng 12, 2024 – Hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng như voi, hổ, tê tê, tê giác, rùa cạn và rùa nước ngọt trên không gian mạng tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp. Đây là phát hiện trong một báo cáo theo dõi từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 7 năm 2023 được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.


Bà Nguyễn Tuyết Trinh, Giám đốc Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam cho biết:

Tại Việt Nam, tình hình buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật có diễn biến phức tạp, khiến công tác theo dõi và kiểm soát trở nên khó khăn hơn. Thông qua hoạt động giám sát định kỳ, Tổ chức TRAFFIC đã xác định được các cách thức mà các đối tượng buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật sử dụng trên không gian mạng. Việc duy trì hoạt động giám sát sẽ hỗ trợ các cơ quan chức năng và các tổ chức bảo tồn thường xuyên cập nhật được xu hướng của thị trường cũng như mô hình buôn bán sản phẩm của các loài động vật hoang dã được pháp luật bảo vệ.”

Báo cáo chỉ ra các phát hiện chính cụ thể như sau:

  • Đã xác định được 22.497 tin/bài quảng cáo trên không gian mạng liên quan đến các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã trái pháp luật (tương đương 30 bài đăng/ngày).
  • Facebook (51.3%) và Zalo (35%) là hai nền tảng chính, được sử dụng nhiều nhất để quảng cáo, rao bán các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã trái pháp luật.
  • Các người bán có số lượng các tin/bài quảng cáo về các sản phẩm có nguồn gốc từ 5 loài được khảo sát nhiều nhất đến từ Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Các tin/bài quảng cáo về các sản phẩm có nguồn gốc từ hổ, voi, tê giác và tê tê chiếm số lượng lớn nhất, cho thấy nhu cầu sử dụng các sản phẩm này vẫn còn tại Việt Nam và tiếp tục là mối đe dọa đối với sự sinh tồn của các loài động vật hoang dã nguy cấp trên toàn thế giới.
  • Các tin/bài quảng cáo về rùa cạn và rùa nước ngọt bao gồm cả việc buôn bán trái pháp luật các loài bản địa của Việt Nam đang cực kỳ nguy cấp và được pháp luật bảo vệ.
  • Xuất hiện xu hướng mới: quảng cáo các sản phẩm "cao" động vật hoang dã – có thành phần là các hỗn hợp cao được nấu từ các bộ phận của nhiều loài động vật hoang dã nguy cấp như hổ, voi, tê giác. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho công tác thực thi pháp luật.

Báo cáo nhấn mạnh rằng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, từ trang trí, tâm linh, làm thuốc đến làm vật nuôi trong nhà. Một số trường hợp, người bán còn đăng tải các Giấy chứng nhận sản phẩm giả mạo nhằm chứng minh các sản phẩm trang sức làm từ ngà voi hoặc các sản phẩm thuốc y học cổ truyền có chứa vảy tê tê là hàng thật.

 

 

Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp Trung ương nhấn mạnh:

Việc thường xuyên giám sát các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật trên nền tảng trực tuyến đã và đang cung cấp nguồn tin hữu ích cho các cơ quan thực thi pháp luật tăng cường các biện pháp đấu tranh và phối hợp nhằm ứng phó hiệu quả hơn với các hình thức buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật hiện nay.”

Để góp phần giải quyết tình trạng này, Báo cáo đã đưa ra các khuyến nghị liên quan đến nhiều lĩnh vực như sau:

  • Các đơn vị kinh doanh trên không gian mạng như các sàn thương mại điện từ và mạng xã hội cần tăng cường giám sát các tin/bài quảng cáo để tránh trường hợp bỏ sót các tin/bài quảng cáo có liên quan đến động vật hoang dã trái pháp luật, thường xuyên đào tạo nhân viên về chủ đề này và áp dụng các quy định xử lý nghiêm khắc hơn nếu phát hiện  các tin/bài quảng cáo các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật trên nền tảng của mình.
  • Các cơ quan thực thi pháp luật cần đẩy mạnh hoạt động điều tra và yêu cầu các đơn vị kinh doanh trên không gian mạng như các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội phối hợp để điều tra những người bán thường xuyên đăng tải tin/bài quảng cáo có liên quan trên nền tảng của mình.
  • Ngành y học cổ truyền hỗ trợ nâng cao nhận thức để người sử dụng không tin/sử dụng Giấy chứng nhận sản phẩm giả mạo đính kèm trong các tin/bài quảng cáo sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp làm thuốc y học cổ truyền; và hành động để loại bỏ các sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp khỏi các bài thuốc, đơn thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền.
  • Các tổ chức phi chính phủ cần hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị kinh doanh trên không gian mạng như các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội để nâng cao nhận thức và hiểu biết về pháp luật bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp đối với các nhóm người sử dụng và cộng đồng xã hội.

 

Bà Michelle Owen, Giám đốc Văn phòng Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp khẳng định:

Các khuyến nghị trong Báo cáo này đã góp phần xây dựng một lộ trình phối hợp liên ngành, liên cấp để đấu tranh phòng chống và xử lý tội phạm về buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật trên các nền tảng trực tuyến. Tất cả các bên liên quan đều cần phải chung tay hành động trong cuộc chiến này.”


About USAID

The United States Agency for International Development (USAID) is responsible for the majority of overseas development assistance from the United States Government and works to end extreme poverty and promote resilient, democratic societies while advancing security and prosperity for America and the world. www.usaid.gov/

About WWF

WWF is an independent conservation organisation, with over 30 million supporters and a global network active in over 100 countries. WWF's mission is to stop the degradation of the Earth's natural environment and to build a future in which humans live in harmony with nature, by conserving the world's biological diversity, ensuring that the use of renewable natural resources is sustainable, and promoting the reduction of pollution and wasteful consumption. For latest news and media resources, see panda.org/news

About VN Management Board for Forestry Project

The Management Board for Forestry Projects (MBFP) is a public non-business unit under the Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD). As the owner of ODA/concessional loan-funded programs/projects, MBFP directly manages or jointly implements these programs/projects in forestry and rural development nationwide. 
MBFP Website