GỖ NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM: MỞ ĐƯỜNG HƯỚNG TỚI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN CÓ TRÁCH NHIỆM
Quy Nhơn, Việt Nam, tháng 8 năm 2022 - TRAFFIC đang hỗ trợ các doanh nghiệp ngành gỗ đảm bảo nguyên liệu nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu của họ là hợp pháp bằng cách kết nối với các cơ quan thực thi pháp luật.
Tháng 8 năm 2022, TRAFFIC, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (VNFOREST) và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) đã tổ chức hai hội thảo, nằm trong khuôn khổ dự án 5 năm 'Nâng cao năng lực nhằm thúc đẩy nguồn cung gỗ hợp pháp tại Việt Nam'' (Dự án NORAD), với 70 người tham gia từ các cơ quan kiểm lâm và thực thi pháp luật ở tỉnh Bình Định, Quy Nhơn.
Qua hợp tác với khu vực tư nhân và các cơ quan thực thi, dự án sẽ khuyến khích khu vực tư nhân tuân thủ các yêu cầu pháp lý và phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo tuân thủ các thủ tục phù hợp. Với cách tiếp cận này, chúng ta có thể nhắm vào hoạt động thương mại bất hợp pháp đồng thời thúc đẩy thương mại hợp pháp hiệu quả."
Nguyễn Tuyết Trinh, Giám đốc Văn phòng TRAFFIC Việt Nam
Việt Nam, điểm trung tâm trung chuyển / sản xuất các sản phẩm gỗ quan trọng và nằm trong top 10 nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu thế giới, cũng là một quốc gia nhập khẩu và trung chuyển gỗ lớn. Để đảm bảo hoạt động buôn bán gỗ của Việt Nam có thể được chứng nhận là hợp pháp và bền vững, ngành lâm nghiệp và các cơ quan thực thi pháp luật phải hiểu luật và tăng cường năng lực để xác minh tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ.
“Ngành gỗ Việt Nam đang ngày càng phát triển thị trường tới 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, dẫn đến những yêu cầu khắt khe về gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững. Nhu cầu nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, đảm bảo gỗ nhập khẩu hợp pháp, có nguồn gốc hợp pháp là hết sức cần thiết”. Ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết
Ngày đầu tiên của hội thảo đã cung cấp cho các cơ quan hải quan, cán bộ lâm nghiệp và khu vực tư nhân thông tin cập nhật về các quy định về gỗ, quản lý rừng bền vững, cách xác minh tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu và cập nhật nghị định/thông tư đảm bảo tuân thủ Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam.
Những người tham gia có được cái nhìn sâu sắc về cách tăng cường mối quan hệ giữa chủ rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ để đảm bảo nguồn cung cấp gỗ nhất quán và hợp pháp.
“Tại Bình Định, nguyên liệu đang thiếu và khó khăn do ảnh hưởng về nguồn cung cấp và vận tải. Việc áp dụng chiến lược liên kết thị trường sẽ giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất nhờ nguồn cung cấp gỗ ổn định và đảm bảo ”, đại diện doanh nghiệp Phú Tài giải thích.
Trong chường trình hội thảo, chuyến tham quan thực địa đến doanh nghiệp sản xuất gỗ ở tỉnh Bình Định để hiểu trực tiếp những khó khăn trong việc thực hiện các luật liên quan và các quy định về thương mại gỗ được tổ chức.
Các doanh nghiệp khu vực tư nhân phải đối mặt với rủi ro pháp lý và uy tín khi nhập khẩu gỗ vì họ không phải lúc nào cũng xác minh được tính hợp pháp của gỗ hoặc hiểu rõ về cách thức quản lý, khai thác, chế biến, điều kiện xuất khẩu và các yêu cầu của các nước trong lưu vực Congo.
Để giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề này, TRAFFIC đã tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến của các chuyên gia khu vực tư nhân để soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử (CoC) về việc xác minh tính hợp pháp của gỗ với các doanh nghiệp gỗ địa phương. CoC sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp kiến thức phù hợp để tạo thuận lợi và đảm bảo thương mại hợp pháp đến và đi từ các quốc gia dự án khác, bao gồm Trung Quốc, Congo và Cameroon.
“Thông tin chính thống từ các nước xuất khẩu gỗ vào Việt Nam là điều cần thiết cho các doanh nghiệp, nhưng họ thường khó tiếp cận. Chúng tôi đánh giá cao hoạt động trong khuôn khổ dự án của TRAFFIC giúp các doanh nghiệp có khả năng điều tra tính hợp pháp và bền vững của nguyên liệu thô mà họ mua.” Ông Cao Chí Công - Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam (VIFORES) cho biết.
Hội thảo tham vấn này là cuộc họp đầu tiên trong một loạt các hội thảo hàng tháng, cho đến khi hoàn thành CoC vào cuối năm 2022.
About Norway's International Climate and Forest Initiative (NICFI):
NICFI supports efforts to reduce greenhouse gas emissions resulting from deforestation and forest degradation in developing countries through efforts to improve forest and land management in tropical forest countries and reduce the pressure on tropical forests from global markets.