TRAFFIC tham gia với Ban Công tác Đại biểu (thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) tổ chức Tọa đàm khoa học “Hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm”.
HÀ NỘI, ngày 20 tháng 11 năm 2020 - Hôm nay, Mạng lưới giám sát giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã toàn cầu (TRAFFIC) đã tham gia với Ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) tổ chức buổi Tọa đàm khoa học “Hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm”. Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách pháp luật và công tác tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã quý, hiếm, Tọa đàm thu hút sự tham gia của khoảng 50 đại biểu, khách mời, bao gồm các đại biểu Quốc hội, đại biểu đến từ một số cơ quan của Đảng, Chính phủ, cơ quan Quốc hội, Bộ Tài nguyên Môi Trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế… và các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên.
Tọa đàm tập trung vào thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế về sự cần thiết và tính khả thi của việc ban hành Luật bảo vệ động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Tọa đàm cũng đi sâu vào thảo luận vai trò quan trọng của các hoạt động truyền thông nhằm chấm dứt việc tiêu thụ động thực vật hoang dã bên cạnh sử dụng công cụ pháp lý.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu tiến bộ trong việc ban hành các công cụ pháp lý nhằm chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy, cấp, quý hiếm. Trước mắt, cần có những hội thảo, tọa đàm nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho các đại biểu Quốc hội, là những người đóng vai trò quan trọng trong vận động, thông qua các dự án luật có liên quan và tham gia giám sát trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ ngành, địa phương trong lĩnh vực này.
Tổ chức TRAFFIC cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc áp dụng truyền thông thay đổi hành vi và xã hội (SBCC) để hỗ trợ các quy định pháp luật giảm việc tiêu thụ sừng tê giác, ngà voi và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã bất hợp pháp khác. SBCC là một phương pháp truyền thông dựa trên bằng chứng được thiết kế để thúc đẩy và duy trì các hành vi tích cực thông qua việc truyền tải các thông điệp cụ thể về văn hóa đến nhiều tầng lớp trong xã hội. TRAFFIC đã đi tiên phong trong việc áp dụng SBCC trong cuộc đấu tranh chống lại buôn bán trái phép động vật hoang dã bất hợp pháp ở Việt Nam. Sarah Ferguson, Giám đốc Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam, đã thảo luận về khả năng của phương pháp SBCC trong việc giảm nhu cầu đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã bất hợp pháp và kêu gọi các quan chức chính phủ tiến tới hành động chống lại tội phạm về động vật hoang dã.
Các nội dung thảo luận và khuyến nghị của các đại biểu tham dự Tọa đàm này sẽ được thu thập và tổng hợp thành một tài liệu tham khảo để lưu giữ trong cơ quan Quốc hội và được sử dụng để thúc đẩy việc xây dựng một đạo Luật về bảo vệ động thực vật hoang dã hiệu quả trong tương lai và các biện pháp truyền thông nhằm chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã.
Tọa đàm này được thực hiện với sự tài trợ của Tổ chức Save the Rhino International nhằm tăng cường sự ủng hộ của các quan chức chính phủ chống lại việc tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp.
Giới thiệu về Save The Rhino International
Save the Rhino International là một tổ chức được đăng ký tại Vương quốc Anh (số 1035072), hoạt động tổ chức tập trung vào năm loài phát triển mạnh trong môi trường hoang dã. Tổ chức hoạt động hướng tới sứ mệnh này mỗi ngày bằng cách cộng tác với các đối tác trên toàn thế giới.
Về TRAFFIC
TRAFFIC là một tổ chức phi chính phủ hàng đầu hoạt động trên toàn cầu trong lĩnh vực buôn bán động vật và thực vật hoang dã trong bối cảnh bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Nhiệm vụ của TRAFFIC là đảm bảo rằng việc buôn bán động thực vật hoang dã không phải là mối đe dọa đối với việc bảo tồn thiên nhiên. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập https://www.traffic.org/
Save the Rhino International
Save the Rhino International is a UK registered charity (no. 1035072), working towards its vision of all five species thriving in the wild. It works to achieve this mission everyday by collaborating with partners across the world.