TRAFFIC Logo

 

Published 09 Tháng mười hai 2022

  English 

CÁC HIỆP HỘI VẬN TẢI VÀ HẬU CẦN HOẠT ĐỘNG TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM CÙNG CAM KẾT NGĂN CHẶN NẠN BUÔN BÁN, VẬN CHUYỂN BẤT HỢP PHÁP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Trong hai ngày 25 tháng 11 và ngày 9 tháng 12 năm 2022, tổ chức TRAFFIC đã phối hợp cùng với Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam (VATA) tổ chức cuộc hội thảo với sự tham gia của hơn 120 lãnh đạo và đại diện đến từ các doanh nghiệp, tổ chức trong ngành vận tải và hậu cần tại Việt Nam để thảo luận và đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn nạn buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp động vật hoang dã qua các chuỗi cung ứng hậu cần dọc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. 


Việt Nam có 1,500 doanh nghiệp vận tải và trên 4 triệu xe ô tô có đăng ký phục vụ dịch vụ vận chuyển hàng hóa và người. 

Dọc theo đường biên giới dài 1,456 km giữa Việt Nam và Trung Quốc, các chuỗi cung ứng sản phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật hoang dã (ĐTVHD) bất hợp pháp vẫn đang hoạt động mạnh mẽ, kéo theo đó là hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và dịch vụ hậu cần đang vô tình tham gia vào chuỗi cung ứng bất hợp pháp này, giúp chúng thực hiện việc giao hàng qua biên giới Trung Quốc - Việt Nam. 

Đối với những doanh nghiệp hoạt động gần biên giới, mức độ rủi ro trong khâu quản lý vận tải thường cao hơn do khối lượng hàng hóa của các doanh nghiệp này là rất lớn; thêm vào đó, các phương thức che giấu, ngụy trang ngày càng tinh vi khiến việc phát hiện hàng hóa cấm lại càng khó khăn hơn; cùng với một số rủi ro về pháp lý mà các tài xế không lường trước được.   

Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và dịch vụ hậu cần cần cập nhật thông tin thường xuyên và có những hành động phù hợp nhằm ngăn chặn nạn buôn bán, vận chuyển ĐVHD tại biên giới. 

Để giải quyết vấn đề cấp thiết này và tiếp nối thành công của các chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi đã thực hiện với ngành vận tải trên toàn quốc trong những năm qua, tổ chức TRAFFIC và VATA đã phối hợp tổ chức hai hội thảo tập huấn tại Lạng Sơn và Lào Cai vào ngày 25 tháng 11 và ngày 9 tháng 12 năm 2022, với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp vận tải và hậu cần hoạt động gần biên giới. 

Tại hội thảo, các đại biểu được cung cấp những thông tin cập nhật về tình hình buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp ĐTVHD tại Việt Nam nói chung và các tỉnh có chung biên giới với Trung Quốc nói riêng, các hình phạt đối với tội phạm về ĐTVHD. Những biện pháp giúp phát hiện, tịch thu và tố giác các hành vi bất hợp pháp có liên quan đến ĐVHD cũng được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại hội thảo. 

Bằng cách nâng cao nhận thức và giảm thiểu rủi ro do cố ý hoặc vô ý tạo điều kiện cho hoạt động buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp ĐTVHD xuyên biên giới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và dịch vụ hậu cần sẽ bảo vệ được danh tiếng của mình, đồng thời góp phần bảo tồn thiên nhiên và các loài ĐTVHD đang bị đe dọa.” 

Ông Đỗ Xuân Hòa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VATA Các hình ảnh, thông điệp và công cụ truyền thông thay đổi hành vi mới nhất cũng được giới thiệu tới các đại biểu tham dự hội thảo, khuyến khích các doanh nghiệp thực hành quản trị rủi ro và lồng ghép hoạt động bảo vệ ĐVHD vào chính sách trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trong các hoạt động thường ngày. 

VATA cam kết tiếp tục phổ biến các hình ảnh, thông điệp và công cụ truyền thông thay đổi hành vi đến các thành viên VATA là chủ doanh nghiệp, tài xế của các công ty vận tải gần biên giới, kết hợp lồng ghép các vấn đề bảo vệ ĐVHD vào báo cáo thường niên của Hiệp hội. 

Các hiệp hội vận tải ô tô cấp tỉnh cũng cam kết sẽ đẩy mạnh đào tạo các thành viên của Hiệp hội trong việc phát hiện các hành vi vận chuyển bất hợp pháp ĐVHD trên phương tiện vận tải cũng như khuyến khích trưng bày các hình ảnh, thông điệp truyền thông thay đổi hành vi trên các phương tiện vận tải của họ. 

Bà Bùi Thuý Nga, Quản lý Chương trình, tổ chức TRAFFIC phát biểu: “Tội phạm buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp ĐTVHD ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi hơn. Việc theo dõi mối liên hệ giữa người cung cấp, các tác nhân trung gian và người tiêu thụ trong chuỗi cung ứng ĐTVHD bất hợp pháp là thách thức cần sớm được giải quyết, đặc biệt trong bối cảnh nguy cơ lây lan các dịch bệnh từ động vật sang người đang ngày càng tăng cao.”  

Việc buôn bán, vận chuyển ĐTVHD luôn tiềm ẩn những rủi ro lây lan dịch bệnh từ động vật sang người vì trong quá trình vận chuyển sẽ gia tăng khả năng tiếp xúc giữa con người và vật nuôi với những loài hoang dã. 

Bằng việc đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp ĐTVHD xuyên suốt chuỗi cung ứng hậu cần và trên các nền tảng trực tuyến, các hoạt động của tổ chức TRAFFIC cũng giúp hạn chế các hệ quả tiêu cực từ hoạt động buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp ĐTVHD như lây truyền dịch bệnh từ động vật sang người. 


Notes:

Kể từ năm 2016, TRAFFIC đã hợp tác với VATA để phát triển và thực hiện thành công các chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi trên toàn ngành vận tải và hậu cần của Việt Nam nhằm giảm buôn bán, vận chuyển và nhu cầu đối với các sản phẩm động thực vật hoang dã bất hợp pháp.   

Hội thảo được tổ chức bởi tổ chức TRAFFIC Việt Nam. Hội thảo này là một phần của dự án “Giảm buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã xuyên suốt chuỗi cung ứng hậu cần và trên các nền tảng trực tuyến” do Quỹ Đối tác về các Hệ sinh thái trọng yếu (CEPF) tài trợ. Quỹ CEPF là một sáng kiến chung giữa Cơ quan Phát triển Pháp (l'Agence Française de Développement), Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (Conservation International), Liên minh Châu Âu, Quỹ Môi trường Toàn cầu (Global Environment Facility), Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu của Quỹ CEPF là đảm bảo sự tham gia của xã hội trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. 

Tham dự có các thành viên Hiệp hội Vận tải ô tô các tỉnh, lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải logistic, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải các tỉnh, đại diện lãnh đạo hải quan, đại diện sở NN&PTNT. 


About VATA (Viet Nam Automobile Transportation Association)

VATA is a voluntary professional association where members are organisations and individuals who work on freight transport services sector. Established in compliance with the national law, VATA aims to gather and unite all members to ensure the right, legal benefits for its members and support for their operation to gain effectiveness and to contribute for development of socio-economic of the country. http://hiephoivantaioto.vn/

Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các cá nhân, tổ chức của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực vận tải ô tô hoặc có liên quan đến ngành, lĩnh vực vận tải ô tô, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá dịch vụ, hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế trong lĩnh vực vận tải ô tô trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hội viên, góp phần xây dựng và phát triển bền vững ngành, lĩnh vực vận tải ô tô của Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web http://hiephoivantaioto.vn/

About CEPF

The Critical Ecosystem Partnership Fund (CEPF) enables civil society to protect the world’s biodiversity hotspots—biologically rich ecosystems that are essential to humanity, yet highly threatened. https://www.cepf.net/