TRAFFIC Logo

 

Published 18 Tháng hai 2022

  English 

Cảnh ngộ đáng thương của loài tê tê – động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất thế giới

Nhân Ngày Tê Tê Thế giới 2022, TRAFFIC và Quỹ Bảo tốn Cambridge (Cambridge Conservation Initiative - CCI) đã chia sẻ một video với sự góp mặt của Ngài David Attenborough1] nhằm nâng cao nhận thức về câu chuyện thương tâm của loài tê tê – động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới.


Vảy tê tê đang được sử dụng hàng trăm năm nay trong y học cổ truyền tại các quốc gia Châu Á với niềm tin có tác dụng giải độc, tiêu mủ, chữa liệt và kích thích tiết sữa. Gần đây, tê tê còn bị săn bắt để lấy thịt, da, vảy và móng vuốt. Nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm từ tê tê hiện đang đe dọa sự sinh tồn của các quần thể tê tê trên toàn thế giới.

Theo dữ liệu tổng hợp của TRAFFIC, 23,5 tấn tê tê và các bộ phận của chúng đã bị buôn bán chỉ trong năm 2021. Tất cả tám loài tê tê đều nằm trong Sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) và bị cấm buôn bán thương mại quốc tế theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Sự tồn tại của tê tê là vô cùng cần thiết đối với hệ sinh thái toàn cầu... Nếu mất đi loài động vật này, mọi trật tự sinh thái sẽ bị đảo lộn. Tôi thấy thật đau lòng khi một sinh vật hiền lành, dễ thương như tê tê không những không được bảo vệ mà còn bị săn bắt một cách dã man.”

Ngài David Attenborough

TRAFFIC và các đối tác CCI đang triển khai các hoạt động trên toàn bộ chuỗi cung ứng liên quan đến tê tê nhằm giảm thiểu các nguy cơ:

  • điều tra động cơ của những kẻ săn trộm và buôn bán tê tê để đưa ra giải pháp
  • triển khai các chiến dịch giảm cầu ở Châu Á
  • duy trì cơ sở dữ liệu thống kê các vụ buôn bán và lập bản đồ xác định các xu hướng buôn bán động vật hoang dã

Cần phải tăng cường những nỗ lực giảm nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm từ tê tê nếu chúng ta muốn bảo vệ loài động vật nhút nhát, khó phát hiện nhưng lại rất quan trọng đối với hệ sinh thái Châu Á và Châu Phi này. Tuy nhiên, song song với việc giảm nhu cầu của người tiêu dùng, các khuôn khổ pháp lý quốc tế và quốc gia cũng cần được củng cố, công tác thực thi pháp luật cần triển khai mạnh mẽ và đồng bộ, có như vậy chúng ta mới có thể bảo tồn tương lai của tê tê.”

Richard Scobey, Giám đốc điều hành tại TRAFFIC

Những nỗ lực của TRAFFIC nhằm giảm nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm từ tê tê có thể kể đến các hoạt động hợp tác với Chính phủ Việt Nam và cộng đồng Y học cổ truyền trong khuôn khổ dự án ‘Bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp’ do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, và chiến dịch ‘Kind Dining’ tại Thái Lan.

Các quốc gia Châu Phi thường được xem là nguồn cung, chủ yếu là vảy tê tê, tới châu Á. Tuy nhiên, TRAFFIC cũng đang theo dõi hoạt động buôn bán nội địa của các loài được bảo vệ này như nguồn thực phẩm tại Châu Phi. Trong nghiên cứu gần đây về buôn bán thịt động vật hoang dã của TRAFFIC tại TanzaniaCameroonCộng hòa Congo, tê tê được bày bán như một dạng thực phẩm.

Sự cần thiết phải nâng cao nỗ lực toàn cầu

Mặc dù chưa có kết luận chính thức về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 nhưng mối liên hệ mật thiết giữa tê tê và dịch bệnh này đã thúc đẩy một số quốc gia hành động…

  • Trong năm 2020 và 2021, TRAFFIC tại Việt Nam đã phát hành Tài liệu hướng dẫn sử dụng một số cây thuốc, vị thuốc có tác dụng tương đồng có thể thay thế vảy tê tê, và lan tỏa video “Ngưng tạo nghiệp” khuyến khích cộng đồng ngừng tiêu thụ các sản phẩm từ tê tê.
  • Trong khi đó, vào tháng 12/2020, Trung Quốc đã loại bỏ tê tê khỏi danh mục thuốc y học cổ truyền - tuy nhiên, một số bệnh viện và nhà thuốc đã đăng ký hợp pháp vẫn có thể bán các loại thuốc có chứa các sản phẩm từ tê tê được quản lý trong các kho lưu trữ quốc gia.

Thật vui mừng khi thấy các nước Châu Á đã tăng cường bảo vệ tê tê, bao gồm việc bổ sung tê tê vào danh sách các loài động vật được bảo vệ ở cấp quốc gia và hạn chế việc sử dụng vảy tê tê trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, TRAFFIC kêu gọi các chính phủ Châu Á thắt chặt hơn nữa việc quản lý các kho lưu trữ vảy tê tê, nâng cao tính minh bạch của hoạt động tiêu thụ nguyên liệu thô được lưu trữ và đảm bảo không trà trộn vảy tê tê có nguồn gốc bất hợp pháp.”

Ông TP Singh, Giám đốc Chương trình Châu Á / Thái Bình Dương của TRAFFIC


Notes:

1 Ngài David Attenborough,  một trong những huyền thoại của điện ảnh và truyền hình Anh. Ông theo đuổi và kể những câu chuyện ấn tượng nhất của thiên nhiên với dấu ấn rất riêng của mình.  


About the Cambridge Conservation Initiative

The Cambridge Conservation Initiative (CCI) is a collaboration between ten leading biodiversity conservation organisations based in and around the city of Cambridge and the University of Cambridge.

By catalysing strategic partnerships between leaders in research, education, policy and practice CCI aims to transform the global understanding and conservation of biodiversity and, through this, secure a sustainable future for biodiversity and society. 

The CCI partners are BirdLife International, British Trust for Ornithology (BTO), Cambridge Conservation Forum (CCF), IUCN, Fauna & Flora International (FFI), RSPB, TRAFFIC, Tropical Biology Association (TBA), UNEP-WCMC, Wildlife Conservation Society (WCS) and the University of Cambridge.