- »
- báo cáo »
- Reports »
- Người tiêu thụ sản phẩm từ hổ
Published 29 Tháng bảy 2019
TRAFFIC công bố tài liệu tóm tắt về tình hình tiêu thụ các sản phẩm từ hổ góp phần xây dựng cơ sở cho những nỗ lực giảm cầu tại Việt Nam
Hà Nội, ngày 29 tháng 07 - ngày Quốc tế Hổ 2019 – Tài liệu tóm tắt được TRAFFIC công bố ngày hôm nay đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho các chiến dịch chống tiêu thụ sản phẩm từ hổ tại Việt Nam.
Người tiêu thụ sản phẩm từ hổ
Report author(s):
TRAFFIC
Publication date:
July 2019
key findings
Tài liệu tập hợp kết quả từ hai cuộc khảo sát của TRAFFIC tại Việt Nam nhằm cung cấp bức tranh chi tiết về tình hình tiêu thụ các sản phẩm từ hổ trong nước, trong đó có một cuộc khảo sát về các sản phẩm từ hổ trên thị trường trực tuyến và một cuộc khảo sát toàn diện về người sử dụng các sản phẩm này. Đồng thời, tài liệu cũng giới thiệu kết quả từ các cuộc phỏng vấn nhóm tập trung với những đối tượng sử dụng chính các sản phẩm từ hổ nhằm đưa ra hướng dẫn xây dựng hình ảnh và thông điệp hiệu quả nhất trong việc thay đổi hành vi người sử dụng.
Kết quả từ cuộc khảo sát thị trường trực tuyến cho thấy các sản phẩm từ hổ dễ dàng được tìm thấy trên các trang mạng xã hội và thương mại điện tử, chỉ trong vòng một tháng khảo sát đã có hơn 187 quảng cáo hiển thị và giới thiệu về hơn 1000 sản phẩm từ hổ. Điều này một lần nữa khẳng định kết luận đã được tổng hợp trước đó trong một khảo sát về thị trường động, thực vật hoang dã trực tuyến tại Việt Nam của TRAFFIC (https://bit.ly/2Op5TcJ); đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc giám sát các thị trường trực tuyến cũng như cần siết chặt hoạt động của công tác thực thi pháp luật.
Khảo sát người sử dụng các sản phẩm từ hổ được TRAFFIC thực hiện với hơn 1,120 đối tượng sinh sống tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy 6% số người được hỏi đã từng sử dụng hoặc mua các sản phẩm từ hổ trong quá khứ và 28% trong số đó cho biết họ đã mua sản phẩm từ hổ trong năm vừa qua. Sản phẩm được tìm mua phổ biến nhất là cao hổ cốt - 83% những người mua sản phẩm từ hổ đã từng mua sản phẩm này. Phần lớn trong số đó mua các sản phẩm từ hổ làm quà tặng - 55% người mua cao hổ cốt để tặng cho người khác, chủ yếu là người thân trong gia đình. 71% người được hỏi cho biết sản phẩm từ hổ gần đây nhất mà họ sử dụng là để phục vụ cho mục đích chữa bệnh.
TRAFFIC đã phân tích dữ liệu nhân khẩu học và tâm lý học của người sử dụng các sản phẩm từ hổ cũng như động cơ sử dụng của họ, từ đó xác định hai nhóm đối tượng mục tiêu nam và nữ làm cơ sở cho những nỗ lực giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm này.
Nhóm mục tiêu nam được xác định trong độ tuổi 50, là người quảng giao, hướng ngoại, luôn muốn được gia đình, bạn bè kính trọng. Nhóm mục tiêu này sử dụng cao hổ cốt để điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh xương khớp hoặc sử dụng làm thuốc tăng cường sinh lực nam. Họ tặng các sản phẩm từ hổ với mong muốn nhận được sự tôn trọng từ các thành viên trong gia đình. Trong khi đó, nhóm mục tiêu nữ được xác định ở cuối độ tuổi 40. Họ thường mua các sản phẩm từ hổ cho các thành viên lớn tuổi hơn trong gia đình vì ưu tiên của họ là một gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc.
TRAFFIC đã tiến hành đánh giá tác động của hình ảnh và thông điệp thay đổi hành vi trên các nhóm đối tượng mục tiêu trên nhằm xác định các phương án hiệu quả nhất có khả năng thay đổi, thuyết phục họ không sử dụng các sản phẩm từ hổ nữa. Kết luận từ các cuộc phỏng vấn nhóm tập trung một lần nữa cho thấy thông điệp chủ đạo của chiến dịch cần được truyền đạt tới đối tượng mục tiêu với thái độ tôn trọng. Nhóm mục tiêu nam hưởng ứng với thông điệp thể hiện sức mạnh và bản lĩnh lãnh đạo, trong khi đó, nhóm mục tiêu nữ hưởng ứng với thông điệp liên quan đến sức khỏe và sự cân bằng thể lực. Đáng chú ý, các nhóm đối tượng mục tiêu khi được hỏi cho biết hình ảnh về hổ không khơi gợi sự cảm thông hay có khả năng tác động đến hành vi của họ.
TRAFFIC hy vọng nghiên cứu này sẽ đặt nền tảng cho các chiến dịch thay đổi hành vi tại Việt Nam chia sẻ chung mục tiêu giảm thiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ. Chúng tôi sẽ sử dụng các kết quả thu được cho các dự án sắp tới của chúng tôi tại Việt Nam và mong muốn tài liệu này sẽ góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu cho các tổ chức phi chính phủ khác hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, các cơ quan Chính phủ hoặc bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng có cùng định hướng.”
Sarah Ferguson, Giám đốc Văn phòng dự án Tổ chức TRAFFIC International tại Việt Nam
Quần thể hổ tự nhiên trên toàn thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng – 97% số lượng cá thể đã giảm trong vòng một thế kỷ qua, chỉ còn chưa tới 4,000 cá thể trên toàn thế giới. Thậm chí, số lượng hổ tự nhiên tại Việt Nam chỉ còn chưa tới 5 cá thể. Điều này cũng đã được cảnh báo trong một nghiên cứu trước đó của TRAFFIC (https://bit.ly/2K0tvji) khi Việt Nam được xem như điểm đến và quốc gia trung chuyển của các hoạt động buôn bán các sản phẩm từ hổ trái phép.
Cũng theo bà Ferguson: “Việt Nam là một trong số các quốc gia tiêu thụ chính các sản phẩm từ hổ và chính điều này đang đe dọa sự tồn tại của loài này trên thế giới. Nhận thấy vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng, chúng tôi khuyến khích các bên liên quan hành động ngay hôm nay vì tương lai của loài hổ.”
1,095
Sản phẩm từ hổ bao gồm móng vuốt, răng nanh và da được rao bán
5
Số lượng tối đa cá thể hổ ngoài tự nhiên của Việt Nam theo IUCN
for more information:
Ms Amanda Quinn Communications Officer for TRAFFIC in Viet Nam