TRAFFIC Logo

 

Cá sấu Ấn Độ nuôi nhốt tại Công viên quốc gia Hoàng gia Chitwan và Trung tâm nhân giống Gharial ở Nepal © Karine Aigner / WWF-US

nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt ngăn chặn hoạt động thương mại không bền vững và tránh thúc đẩy nhu cầu bất hợp pháp

Cá sấu Ấn Độ nuôi nhốt tại Công viên quốc gia Hoàng gia Chitwan và Trung tâm nhân giống Gharial ở Nepal © Karine Aigner / WWF-US

i

  English 

nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt: quan điểm và ưu tiên của chúng tôi

Trong một số trường hợp, việc nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt động, thực vật hoang dã được tiến hành một cách có đạo đức và bền vững, giúp ngăn chặn việc khai thác trực tiếp từ tự nhiên. Nhiều loài bò sát, lưỡng cư và cá được nuôi nhốt để nhân giống cho hoạt động buôn bán vật nuôi. Hoạt động này có thể góp phần bảo vệ quần thể hoang dã.

Nhưng trong nhiều trường hợp khác, việc nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt bất hợp pháp và/hoặc không bền vững, thúc đẩy thương mại bất hợp pháp hoặc đẩy mạnh nhu cầu sử dụng không bền vững.

hơn 7.000

cá thể hổ đang bị nhốt tại các trang trại hổ ở Châu Á

bằng chứng nhằm tạo ảnh hưởng đến việc nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt

Việc nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt động, thực vật hoang dã đã diễn ra từ nhiều năm nay, tại nhiều nơi trên thế giới, với mục đích và trên các loài khác nhau. 

Có nhiều trường hợp cho thấy việc nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt là một hoạt động tốt nếu được thực hiện một cách có đạo đức và giúp bảo vệ sự tồn tại của quần thể hoang dã. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp mang lại những hệ luy không mong muốn. Ví dụ hoạt động nuôi gấu ngựa ở Lào, Campuchia và Việt Nam đã được chứng minh là không chỉ làm tăng tình trạng buôn bán mật gấu và các sản phẩm liên quan một cách không bền vững, mà còn dẫn đến việc săn bẫy gấu bất hợp pháp. Quan điểm của chúng tôi về nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt được hình thành dựa trên nghiên cứu và phân tích khách quan trong bối cảnh hướng tới sự bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên.

Các trang trại hổ ở Châu Á

Nuôi hổ là hoạt động nhằm nhân giống hổ cho mục đích kinh doanh các sản phẩm từ hổ như da, xương, răng hay hộp sọ.

Theo ước tính của Cơ quan Điều tra môi trường, hiện tại đặt số lượng hổ trong các trang trại nuôi sinh sản là từ 7.000 đến 8.000 cá thể, chủ yếu tại Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Lào. Năm 2016, chính quyền Thái Lan đã đột kích một Đền Hổ nổi tiếng ở tỉnh Kanchanaburi, nơi bị nghi ngờ có hoạt động gây giống và buôn bán bất hợp pháp hổ. Hơn 130 cá thể hổ sống, 40 cá thể hổ đã chết, xương hổ và 1.500 bùa hộ mệnh làm da hổ đã bị thu giữ. Điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng này đã bị đóng cửa tuy nhiên ngay sau đó lại có thông báo về việc mở một cơ sở tương tự gần đó.

Các trang trại hổ là mối đe dọa trực tiếp đối với nỗ lực gia tăng quần thể hổ hoang dã, làm duy trì nhu cầu của người sử dụng đối với các sản phẩm từ hổ (đặc biệt là các sản phẩm "có nguồn gốc hoang dã") trên các thị trường trọng điểm ở Châu Á, cũng như làm suy yếu các nỗ lực thực thi và giám sát nhằm phân tích và ngăn chặn nạn buôn bán hổ.

Tại CITES CoP17, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc, được khuyến khích đưa ra khung thời gian rõ ràng để loại bỏ dần hướng tới đóng cửa hoàn toàn các cơ sở này.

TRAFFIC tích cực hỗ trợ các khuyến nghị như vậy, thúc đẩy cam kết đóng cửa tất cả các trang trại hổ trên khắp Châu Á để ngăn chặn thúc đẩy nạn buôn bán bất hợp pháp và những thách thức mà hoạt động này đặt ra đối với sự phục hồi của quần thể hổ hoang dã.

Nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt loài bò sát

Rất nhiều loài bò sát bị nuôi nhốt để nhân giống trong các cơ sở chăn nuôi trên thế giới. Hoạt động này cung cấp cho thị trường tiêu thụ nguồn động, thực vật hoang dã đa dạng, bao gồm hoạt động buôn bán vật nuôi trên toàn cầu hoặc ngành công nghiệp da thuộc. Nếu được tiến hành một cách khoa học, đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn đạo đức, hoạt động nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt có thể góp phần bảo tồn quần thể hoang dã hiện đang bị đe dọa do nạn khai thác quá mức hoặc săn trộm.

Theo một nghiên cứu gần đây của TRAFFIC về nạn buôn bán các loài được liệt kê trong CITES giữa Châu Phi và Châu Á, Eastward Bound, có khoảng 1,3 triệu động vật và thực vật sống, 1,5 triệu tấn da và hai nghìn tấn thịt đã được xuất khẩu giữa Châu Phi và Châu Á kể từ năm 2016. Các loài bò sát gồm cá sấu sông Nile và Rùa báo, bị nuôi nhốt tại các quốc gia Châu Phi, và hoạt động xuất khẩu da bò sát đặc biệt phổ biến ở Zimbabwe. 91% tổng lượng da bò sát xuất khẩu từ Châu Phi sang Châu Á là da cá sấu sông Nile.

Phân tích về hoạt động nhân giống thương mại của tắc kè ở Indonesia năm 2015 đã đặt câu hỏi về tính khả thi của hoạt động nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt nhằm cho ra hàng triệu cá thể tắc kè mỗi năm để xuất khẩu. Khối lượng được cấp phép hiện tại vượt xa sản lượng từ việc nuôi nhốt, có nghĩa là người ta có thể đã dùng động, thực vật hoang dã để bù đắp cho phần thiếu hụt. 

Có rất nhiều ví dụ như vậy trên thế giới, và cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo rằng các hoạt động nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt  không trộn lẫn với nguồn cung bất hợp pháp hoặc không được báo cáo, đặc biệt là trước tình trạng nhiều loài bò sát trên thế giới đang bị đe doạ do nhu cầu cho vật nuôi, đồ da, hoặc buôn bán thịt.