TRAFFIC Logo

 

Cá mập vây đen © naturepl.com / Cheryl-Samantha Owen / WWF

Nghề cá bền vững Áp dụng giải pháp quản lý bền vững và hệ thống truy xuất nguồn gốc

Cá mập vây đen © naturepl.com / Cheryl-Samantha Owen / WWF

i

  English 

nghề cá bền vững: quan điểm và ưu tiên của chúng tôi

Từ lâu, đã có mối quan ngại trên toàn cầu đối với quần thể cá mập và cá đuối vốn đang chịu sức ép từ nhu cầu của người sử dụng đối với vây, thịt, da và dầu gan của chúng.

Trong lịch sử, nghề cá thiếu vắng sự quản lý cơ bản nhất của cơ quan chức năng. Năm 2014, Nhóm Chuyên gia Cá mập IUCN đã đánh giá tình trạng bảo tồn của hơn 100 loài cá mập và cá đuối, và nhận thấy rằng chúng ta rất thiếu dữ liệu về cá mập và cá đuối, khoảng một phần tư quần thể các loài này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, và việc đánh bắt quá mức và mất môi trường sống là những mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn của loài.

1.000.000

cá thể cá mập bị bắt hàng năm

Glenn Sant, Fisheries Programme Leader

Việc cấm buôn bán vây cá mập sẽ tạo ra một thị trường bất hợp pháp hoạt động mạnh mẽ, làm lu mờ các nỗ lực bảo tồn. Hệ thống truy xuất nguồn gốc là câu trả lời duy nhất cho việc khai thác quá mức

Glenn Sant, Fisheries Programme Leader

 

 

Take an interactive deep dive into some of TRAFFIC’s marine work, from the ocean surface to the seabed.

Open Interactive Storymap

nền tảng cho nghề cá bền vững

lội ngược dòng

Ở cấp độ quốc tế, ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng việc quản lý cá mập và cá đuối là rất quan trọng nếu nạn khai thác quá mức các nguồn tài nguyên này còn tiếp diễn.

Các quốc gia đã đưa ra những cam kết to lớn nhưng không mang tính ràng buộc để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên, nhiều chính phủ lại thiếu nguồn lực, chuyên môn và ý chí chính trị cần thiết để bảo tồn hiệu quả quần thể cá mập và cá đuối. Do đó, nhiều loài cá mập và cá đuối tiếp tục bị suy giảm và các kêu gọi quốc tế về lệnh cấm đối với các sản phẩm như vây cá mập đang gia tăng. Những năm gần đây, một loạt các loài thủy sản cũng bị đe dọa do sự quản lý nghề cá yếu kém.

Cá mập trắng lớn © Hình ảnh động, thực vật hoang dã / Jêrome Mallefet / WWF

i

bảo tồn cá mập thông qua thương mại bền vững

Rõ ràng là mức độ đánh bắt và tiêu thụ cá mập hiện nay là mối đe dọa trực tiếp đối với sự tồn tại tiếp tục của nhiều loài.

20 năm qua, ngày càng có nhiều ý kiến về sự cần thiết phải quản lý cá mập và cá đuối, nghĩa là cần tiếp tục thực hiện các điều khoản về biện pháp kiểm soát quản lý liên quan đến thương mại của CITES cho các loài dễ bị tổn thương.

Các bên liên quan có trách nhiệm nhiều hơn trong việc thiết lập nguồn gốc sản phẩm vận chuyển và mua bán. Nhận thức ngày càng tăng và hành động cụ thể cho thấy một khởi đầu quan trọng trên con đường hướng tới sự bền vững. Tuy nhiên, nếu không có ý chí chính trị cao hơn từ một số quốc gia có lịch sử nghề cá lâu dài với hành động ngăn chặn để quản lý cá mập và cá đuối ở mức độ bền vững thì toàn bộ những nỗ lực của các chính phủ khác sẽ bị lãng phí và nguồn tài nguyên này sẽ bị cạn kiệt. Do đó, quan trọng là cam kết phải được quy định trong các quy chế có tính ràng buộc của chính phủ và các tổ chức khu vực chịu trách nhiệm quản lý nghề cá.

Thay vì theo đuổi các chính sách phức tạp và không khả thi như cấm buôn bán vây cá mập, cần chú trọng việc thiết lập và thực thi các hệ thống truy xuất nguồn gốc và quản lý nghề cá một cách có trách nhiệm. Thách thức lớn nhất nằm ở người sử dụng, trong việc đảm bảo rằng mọi sản phẩm cá mập họ mua đều có nguồn gốc bền vững.

Do đó, chính phủ và các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi cung ứng cũng phải đảm bảo rằng thông tin này có sẵn, các tiêu chuẩn được xây dựng một cách khoa học và các quy định được thực thi một cách hiệu quả.

bảo vệ cá ngừ vây xanh miền Nam

Cá ngừ vây xanh được phân loại là động vật nguy cấp trong Sách đỏ IUCN ™, được tiêu thụ như một món ăn ngon trong các nhà hàng sashimi thời trang ở Châu Á, chủ yếu tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông.

Việc quản lý trữ lượng cá ngừ vây xanh miền Nam được thực hiện bởi Ủy ban Bảo tồn cá ngừ vây xanh miền Nam (CCSBT), một tổ chức dựa trên thành viên hoạt động trong lĩnh vực quản lý nghề cá khu vực. Uỷ ban này thiết lập tổng sản lượng khai thác cho phép đối với các thành viên và những bên không phải là thành viên.

Theo báo cáo mới đây của TRAFFIC, tổ chức CCSBT tại Trung Quốc đã phát hiện tháy cá ngừ vây xanh đang được phục vụ trong nhiều nhà hàng ở Trung Quốc đại lục. Những phát hiện này rất có ý nghĩa trong bối cảnh Trung Quốc không phải là thành viên của CCSBT. Phân tích dữ liệu hải quan của TRAFFIC cũng cho thấy nhu cầu tăng đối với cá ngừ sashimi ở Trung Quốc. Phân tích được củng cố bằng sự kiện một tàu Trung Quốc bị phát hiện đang chuyên chở 100 tấn cá ngừ vây xanh không khai báo năm 2016.

Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ cá ngừ vây xanh chính. Nạn đánh bắt quá mức đã dẫn đến sự suy giảm quần thể, khiến loài này có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên nếu những thay đổi khẩn cấp không được thực hiện theo quy định quốc tế.

Việc truy xuất nguồn gốc chuỗi thương mại, bao gồm cá ngừ được chào bán tại các nhà hàng cũng như trên các nền tảng thương mại điện tử, là hết sức quan trọng, nhất là khi có sự gia tăng về mức độ phổ biến của loài này tại thị trường khổng lồ Trung Quốc và có thể đe dọa đến quần thể cá ngừ vây xanh miền Nam còn sót lại.

săn trộm bào ngư và khủng hoảng xã hội lan rộng

Bào ngư là một loài ốc biển sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm, phát triển chậm và sinh sản muộn, do đó nó rất dễ bị khai thác quá mức. Loài này thường gặp ở các thị trường Châu Á, với mức độ khai thác quá mức và nạn buôn bán bất hợp pháp, đặc biệt là bào ngư Nam Phi.

TRAFFIC lần đầu tiên xem xét tội phạm liên quan đến buôn bán bào ngư vào năm 2014. Đánh giá cho thấy tội phạm có tổ chức, ma túy và nghèo đói là các yếu tố dẫn đến cuộc khủng hoảng săn trộm. Các băng đảng Nam Phi có mối quan hệ chặt chẽ với các băng đảng Đông Á đang khai thác (và đóng góp) cho các vấn đề kinh tế xã hội ở Nam Phi thông quađổi bào ngư thu hoạch bất hợp pháp lấy methamphetamine. Kể từ năm 2014, có rất ít nỗ lực ngăn chặn nạn buôn bán bào ngư bất hợp pháp từ Nam Phi, hoặc giải quyết các vấn đề xã hội tạo điều kiện cho những hoạt động bất hợp pháp như vậy.

Nghiên cứu thị trường bào ngư Hồng Kông của TRAFFIC cho thấy 90% lượng bào ngư khô Nam Phi được Hồng Kông nhập khẩu và 65% bào ngư từ Nam Phi có nguồn gốc bất hợp pháp.

Chính phủ và cộng đồng quốc tế cần thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ứng phó với quy mô và tác động lan rộng của nạn buôn bán bào ngư bất hợp pháp. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng cường thực thi pháp luật, cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc và nâng cao nhận thức cộng đồng, cũng như rà soát danh sách của CITES.

Empty Shells: An assessment of abalone poaching and trade from southern Africa