TRAFFIC Logo

 

© naturepl.com / Andy Rouse / WWF

Voi Châu Phi bảo tồn voi và hoạt động buôn bán ngà voi toàn cầu

© naturepl.com / Andy Rouse / WWF

i

  English 

Bảo tồn Voi Châu Phi

Voi Châu Phi là một trong những loài động vật có vú bị săn trộm nhiều nhất trên thế giới. Nhu cầu sử dụng ngà voi có từ nhiều đời nay là một trong những lý do chính dẫn đến nạn tàn sát voi cộng với việc môi trường sống bị hủy hoại do quá trình phát triển nhanh chóng và không đồng đều của con người cũng gây ra những mối đe dọa đáng kể.

Voi Châu Phi sống ở 18 quốc gia ở Châu Phi cận Sahara, với số lượng ước tính khoảng 350.000 cá thể. Mặc dù một số quần thể ở Trung Phi được coi là tương đối an toàn, nhưng nạn săn trộm trong giai đoạn 2009-2016 đã làm giảm 30% ​​số lượng voi. Một khi vẫn còn ngà voi Châu Phi bất hợp pháp tran lan ở các thị trường Châu Á, nạn săn trộm sẽ còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn tại của quần thể voi trên khắp lục địa

90% voi Châu Phi

đã bị giết trong 100 năm qua

20%

Voi Châu Phi đã biến mất trong thập kỷ qua

khoảng 55

Cá thể voi Châu Phi bị săn trộm mỗi ngày

5 tấn

ngà voi đã bị bắt ở các sân bay trong năm 2016

415.000

cá thể ước tính vẫn tồn tại trong tự nhiên hiện nay

xác định thị trường ngà voi "có nguy cơ"

Mục tiêu bảo tồn chính trong hoạt động của TRAFFIC là đóng cửa thị trường ngà voi trong nước vốn được coi là yếu tố thúc đẩy nạn săn trộm, buôn bán bất hợp pháp từ lâu nay.

Các văn phòng và nhân viên của chúng tôi đã có những đóng góp nhất định trong việc hỗ trợ đóng cửa hoặc lên kế hoạch đóng cửa thị trường ngà voi ở Thái Lan, Trung Quốc đại lục, Nhật Bản và Hồng Kông. Đây là những khu vực trọng điểm theo các nghiên cứu và phân tích của TRAFFIC.

Tuy nhiên, việc đóng cửa thị trường sẽ không ngăn được những kẻ săn trộm giết voi. Chính phủ và các cơ quan thực thi trên thế giới phải có những cam kết mạnh mẽ hơn để ứng phó với thay đổi khó lường và tinh vi của các băng nhóm tội phạm.

Chúng tôi bảo vệ voi thông qua hoạt động đào tạo các cơ quan thực thi và Hải quan, phân tích xu hướng thương mại và các vụ thu giữ ngà voi trên thế giới, tư vấn cho chính phủ và các công ty tư nhân về chính sách tăng cường ngăn chặn nạn săn trộm và buôn bán bất hợp pháp.

sự phát triển của nạn buôn bán ngà voi

Tình hình buôn bán ngà voi trên thế giới đã thay đổi đáng kể từ khi cộng đồng quốc tế ngày càng chú ý hơn tới sự suy giảm của nhiều quần thể voi Châu Phi. Kể từ năm 2000, các thị trường ngà voi chính ở một số nước Châu Á đã đóng cửa, sau đó là các nước Châu Âu và Bắc Mỹ.

Tuy nhiên, các cuộc điều tra của TRAFFIC cho thấy có sự dịch chuyển từ các thị trường nói trên sang các quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận, và thậm chí cả việc xử lý ngà voi vốn vẫn được thực hiện ở Trung Quốc giờ cũng được thực hiện bất hợp pháp tại các quốc gia Châu Phi để tránh bị các cơ quan chức năng phát hiện.

QUAN ĐIỂM CỦA CHÚNG TÔI VỀ BUÔN BÁN NGÀ VOI

Ngà voi ở Trung Quốc

Lệnh cấm ngà voi của Trung Quốc có hiệu lực từ đầu năm 2018; một động thái có thể làm giảm đáng kể tình hình tiêu thụ ngà voi ở Trung Quốc và ngăn chặn nạn săn trộm ở Châu Phi.

Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa thành công các nhà máy chế tác và các cơ sở buôn bán ngà voi trên cả nước, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề về lượng ngà voi dư tồn và việc thị trường buôn bán ngà voi bất hợp pháp dần chuyển sang Hồng Kông, Campuchia, Nhật Bản và Việt Nam.

Số lượng quảng cáo trực tuyến hàng tháng được tìm thấy được trong giai đoạn 2012-2016

LỆNH CẤM NGÀ VOI CỦA TRUNG QUỐC

Số lượng quảng cáo trực tuyến hàng tháng được tìm thấy được trong giai đoạn 2012–2016

i

Ngà voi ở Hồng Kông

Trước áp lực của cộng đồng quốc tế và sau khi tham vấn với TRAFFIC cùng với các tổ chức phi chính phủ khác, Hội đồng Lập pháp của Hồng Kông đã bỏ phiếu đóng cửa thị trường ngà voi nội địa vào năm 2021.

Mặc dù đây là một động thái đầy hứa hẹn trong lĩnh vực bảo tồn voi nhưng việc buôn bán ngà voi từ Trung Quốc đại lục vẫn tiếp tục diễn ra tại quốc gia này vì các băng nhóm tội phạm cố gắng đẩy đi lượng hàng tồn kho trước khi lệnh cấm tại Trung Quốc có hiệu lực. Mặc dù các bên kêu gọi rút ngắn khung thời gian nhưng Hồng Kông vẫn duy trì thời hạn đóng cửa là năm 2021. Điều này gây ra lo ngại rằng nó có thể làm giảm tác động và thông điệp của chỉ thị đóng cửa thị trường Trung Quốc đại lục đối với người sử dụng.

Nhập khẩu ngà voi chế tác và ngà voi thô cho mục đích thương mại vào Hồng Kông, 2005-2015

CHIẾN LƯỢC ĐÓNG CỬA

Nhập khẩu ngà voi chế tác và ngà voi thô cho mục đích thương mại vào Hồng Kông, 2005–2015

i

Ngà voi ở Nhật Bản

Ngà voi có một ý nghĩa sâu xa trong đời sống văn hóa Nhật Bản. Nước này vẫn là một trong những thị trường ngà voi lớn nhất thế giới, và là nơi có ngành sản xuất ngà voi vẫn đang hoạt động với quy mô thu hẹp dần.

Theo báo cáo của TRAFFIC năm 2017, đây là thị trường xuất khẩu ngà voi bất hợp pháp có quy mô lớn với các mạng lưới tội phạm có tổ chức và người buôn bán cung cấp ngà voi thô và ngà voi đã qua xử lý cho các quốc gia Châu Á. TRAFFIC đang kêu gọi đóng cửa khẩn cấp thị trường ngà voi của Nhật Bản theo Nghị quyết 10.10 của Công ước CITES.

THỊ TRƯỜNG NGÀ VOI NHẬT BẢN

Ngà voi ở Thái Lan

Thái Lan là thị trường buôn bán ngà voi đáng chú ý trong nhiều năm qua và là trung tâm tiêu thụ, trung chuyển chính cho hoạt động buôn bán bất hợp pháp.

Tại Hội nghị các quốc gia thành viên CITES lần thứ 13 năm 2013, các bên đã khởi xướng quy trình Kế hoạch Hành động Ngà voi Quốc gia (NIAP); khi đó, Thái Lan được xem là thị trường ngà voi thiếu kiểm soát lớn nhất trên thế giới. Kể từ đó, và sau khi thông qua Đạo luật về Ngà voi giúp hình sự hóa việc buôn bán ngà voi, các cuộc điều tra của TRAFFIC đã cho thấy có sự suy giảm đáng kể về số lượng ngà voi được bán công khai. Mặc dù đây là một động thái tích cực đối với voi Châu Phi, nhưng những nỗ lực thực thi pháp luật liên tục là rất quan trọng để tránh hoạt động bất hợp pháp quay trở lại.

THỊ TRƯỜNG NGÀ VOI TẠI BANGKOK

Vòng đeo tay và mặt dây chuyền bằng ngà voi được đeo ở Thái Lan © WWF / James Morgan

i

Ngà voi ở Đông Nam Á

Các quốc gia Đông Nam Á khác bao gồm Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Lào đều được xem là các thị trường lớn về buôn bán ngà voi bất hợp pháp.

Năm 2016, năm vụ bắt giữ ngà voi lớn ở Việt Nam cho thấy các nước này đóng vai trò quan trọng như điểm trung chuyển của hoạt động buôn bán ngà voi bất hợp pháp toàn cầu. Tiếp tục theo dõi và điều tra thị trường, chúng tôi đã xác định được ngà voi bất hợp pháp là sản phẩm từ động vật hoang dã bị bán trực tuyến nhiều nhất. Những kẻ buôn lậu thường xuyên sử dụng Malaysia làm trung tâm trung chuyển cho các chuyến hàng bất hợp pháp từ Châu Phi sang Châu Á. Các cơ quan Hải quan thường xuyên phát hiện và thu giữ nhiều lô hàng chứa các sản phẩm từ ngà voi hoặc từ các loài động, thực vật hoang dã bất hợp pháp khác.

Hải quan Malaysia phát hiện và thu giữ một lô hàng có chứa ngà voi © TRAFFIC

i

IVORY MARKETS
Play

IVORY MARKETS

in Central Africa

báo cáo liên quan đến VOI

Tham khảo các ấn phẩm, báo cáo và tài liệu mới nhất của ​​TRAFFIC liên quan đến bảo tồn voi và buôn bán ngà voi.

Truy cập thư viện của chúng tôi để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.

Wildlife TRAPS
Wildlife TRAPS

Dự án Phòng chống buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã, đánh giá và xác định ưu tiên (Wildlife-TRAPS) hỗ trợ bảo vệ voi Châu Phi thông qua việc đào tạo, cung cấp công cụ và hỗ trợ pháp y cho các cơ quan thực thi, thúc đẩy giám sát, phân tích thương mại và tư vấn chính sách cho chính phủ.

Wildlife TRAPS

ETIS
ETIS

Hệ Thống Thông Tin Về Buôn Bán Ngà Và Các Sản Phẩm Từ Voi là một cơ sở dữ liệu về các vụ bắt giữ và hoạt động thực thi liên quan đến voi do TRAFFIC quản lý. Hệ thống được CITES thông qua năm 2002 và vẫn đang được sử dụng để phân tích các xu hướng thương mại bất hợp pháp đồng thời xác định các quốc gia/lãnh thổ cần chú ý đặc biệt. 

ETIS