i
giải cứu các loài khỏi tình trạng buôn bán làm vật nuôi không bền vững
Trên thế giới, nhiều loài thằn lằn, rùa nước và rùa cạn được mua bán, trao đổi làm vật nuôi.
Rất nhiều trong số chúng có nguồn gốc từ tự nhiên, và người ta ít quan tâm đến các tác động lâu dài đối với số lượng quần thể. Nhiều loài có liệt kê trong CITES bị mua bán mà không có giấy phép, hoặc đơn giản là không được báo cáo, trong khi nhiều loài khác bị săn trộm từ chính môi trường sống của chúng rồi bị đẩy vào chuỗi thương mại bất hợp pháp.
hơn 6.040
cá thể rùa sao Ấn Độ đã bị thu giữ trên toàn cầu vào năm 2017
1.418.487
tấm da cá sấu sông Nile được xuất khẩu từ Châu Phi từ 2006-2015
93.168
cá thể trăn bóng (Ball Pythons) xuất khẩu từ Ghana sang Châu Á trong giai đoạn 2006-2015
mạng xã hội
đã trở thành trọng tâm mới trong lĩnh vực buôn bán động, thực vật hoang dã làm vật nuôi
50%
rùa cạn và rùa nước bán ở Jakarta là những loài có nguy cơ tuyệt chủng
Hình thức nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt hiện đang bị lạm dụng để hợp pháp hóa việc nuôi nhốt, nhân giống các mẫu vật có nguồn gốc từ tự nhiên, ví dụ như việc tắc kè hoa bị nuôi nhốt ở Đông Nam Á để bán làm thú cảnh .
Cần tăng cường thực thi pháp luật để ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp đồng thời xác định và truy tố những vụ việc gian lận giấy phép xuất nhập khẩu đối với các loài được bảo vệ, để đảm bảo rằng các mẫu vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, được giao dịch hợp pháp và bền vững.
i
các loài bò sát và lưỡng cư trọng tâm
thương mại hợp pháp từ Châu Phi
Nhiều loài bò sát và lưỡng cư bị buôn bán làm vật nuôi hoặc lấy da có nguồn gốc từ Châu Phi. Rất nhiều trong số này là các mẫu vật được liệt kê trong CITES, vì vậy cần tăng cường bảo vệ để tránh các mối đe dọa đối với quần thể của các loài này trong tự nhiên.
Phân tích của TRAFFIC mới đây về những loài trong danh sách CITES được xuất khẩu từ các quốc gia/vùng lãnh thổ Châu Phi sang Châu Á đã xác định khối lượng đáng kinh ngạc các loài bò sát và lưỡng cư còn sống, cũng như da và thịt của các loài này đang được mua bán. Cá sấu sông Nile, trăn bóng, rùa báo, và nhiều loài tắc kè khác thuộc nhóm loài được bảo vệ hiện đang được mua bán. Chúng tôi đang thúc đẩy cơ chế chia sẻ thông tin nâng cao và giám sát thương mại chặt chẽ để đảm bảo sự bền vững của hoạt động thương mại bò sát và lưỡng cư từ Châu Phi.
i
Buôn bán thú cưng ở Châu Á
Việc buôn bán thú cảnh đang ngày càng phổ biến khắp Châu Á, nhiều người tìm kiếm các loài quý hiếm, được bảo vệ hoặc có nguồn gốc hoang dã để nuôi.
Các khảo sát tại các thị trường truyền thống và trực tuyến của chúng tôi tiếp tục phát hiện rất nhiều giao dịch liên quan đến những loại bò sát và lưỡng cư cấm buôn bán. Một nghiên cứu gần đây về việc sử dụng Facebook để giao dịch các loài bò sát sống ở Philippines cho thấy hơn 50% trong số 5.082 cá thể tìm thấy là thuộc danh sách CITES và 80% thương nhân có thể bị coi là có liên quan đến các hoạt động giao dịch bất hợp pháp. Vấn đề đang lan rộng trong khu vực và đòi hỏi những nỗ lực thực thi pháp luật xuyên biên giới hoặc thắt chặt các quy định và truy tố người vi phạm để tránh các tác động gây suy giảm quần thể các loài này.
i
tin tức, báo cáo và tài liệu về loài bò sát và lưỡng cư
khám phá các báo cáo và tin tức mới nhất của TRAFFIC về công việc bảo tồn của chúng tôi đối với các loài bò sát và lưỡng cư
báo cáo liên quan đến BÒ SÁT và LOÀI LƯỠNG CƯ
Khám phá các ấn phẩm, báo cáo và bài báo mới nhất từ TRAFFIC liên quan đến việc bảo tồn các loài bò sát và lưỡng cư.
Truy cập thư viện để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.
nhân giống vì mục đích thương mại tắc kè hoa ở Indonesia
Giám sát thương mại
Giám sát hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã là trọng tâm của TRAFFIC, chúng tôi có các dự án ở khắp nơi trên thế giới với những nghiên cứu mới nhất, hỗ trợ khuyến nghị chính sách cho chính phủ, tổ chức và công ước quốc tế.
Cơ sở dữ liệu trao đổi thông tin về hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã
Cơ sở dữ liệu trao đổi thông tin về hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã của Châu Phi và Châu Âu là những công cụ trực tuyến được phát triển để hỗ trợ trao đổi thông tin và hợp tác quốc tế giữa các cơ quan thực thi pháp luật.