khôi phục quần thể cá mập và cá đuối
Các loài cá mập và cá đuối đã tồn tại từ hơn 150 triệu năm trước. Sự ra đời của các kỹ thuật đánh bắt hiện đại đã dẫn đến thảm họa cho những sinh vật cổ đại này. Hoạt động đánh bắt vô trách nhiệm và không bền vững đã dẫn đến sự sụt giảm lớn về số lượng cá mập, tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái đại dương trong vòng 50 năm qua.
Sự suy giảm nghiêm trọng nhất diễn ra ở Tam giác San hô và biển Địa Trung Hải. Nhiều loài cá mập phát triển chậm, trưởng thành muộn và đẻ ít nên chúng rất dễ phải đối mặt với nguy cơ bị đánh bắt quá mức. Vây cá mập được sử dụng trong món súp vây cá mập ở Châu Á, và thịt của chúng được tiêu thụ nhiều ở Châu Âu. Việc loại bỏ những động vật săn mồi quan trọng này khỏi chuỗi thức ăn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái biển, ảnh hưởng đến người dân ở khắp mọi nơi, đe dọa sinh kế địa phương và an ninh lương thực.
100 triệu
cá thể cá mập bị giết hàng năm
400
loài cá mập hiện đang sinh sống trong đại dương của chúng ta
~50%
loài cá mập và cá đuối Địa Trung Hải có nguy cơ bị tuyệt chủng theo IUCN
hoạt động đánh bắt bằng lưới rê
đang đe doạ các loài này ở nhiều nơi trên thế giới
hơn 14.000
tấn vây cá mập đã được xuất khẩu vào Singapore trong các giai đoạn 2005–2007 và 2012–2012
mối đe dọa với cá mập và cá đuối
Cá mập bị săn bắt vì vây của chúng được ưa chuộng trong món súp vây cá mập ở châu Á, và và thịt của chúng được tiêu thụ chính ở Châu Âu.
Đánh bắt quá mức là vấn đề rất lớn, với 100 triệu cá thể cá mập bị đánh bắt trên thế giới hàng năm và nhiều loài cá đuối bị đánh bắt để tiêu thụ ở các thị trường Châu Á. Truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ hoạt động buôn bán cá mập và cá đuối sẽ tạo ra bước ngoặt lớn trong việc bảo tồn các quần thể bị đe dọa, và phần lớn hoạt động của TRAFFIC trong lĩnh vực này là hỗ trợ phát triển các hệ thống và thỏa thuận quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo thương mại bền vững và được kiểm soát.
i
hoạt động gần đây của chúng tôi liên quan đến thương mại cá mập và cá đuối
3D-replica shark fins
International customs officials face the massive challenge of identifying and intercepting illegal shark fins in trade. So we devised a revolutionary training approach to help out.
We've used the latest tech to 3D scan, print, and paint 22 shark fins from 12 key CITES-listed species, and made these scans freely available to the world. Find out more about how this is protecting sharks ...
Sáng kiến Cá mập và Cá đuối toàn cầu
Sáng kiến Cá mập và Cá đuối toàn cầu (GSRI) là một dự án hợp tác nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng cá mập và cá đuối.
Mục tiêu của GSRI là đến năm 2025, tình hình bảo tồn cá mập và cá đuối thế giới được cải thiện, chấm dứt sự suy giảm, ngăn chặn sự tuyệt chủng và có thêm các cam kết bảo tồn đối với hai loài này trên toàn cầu.
SharkTrace
A key obstacle to the protection of shark and ray species, and the implementation of sustainable trade, is the current lack of a universal traceability mechanism.
The SharkTrace project is working to develop an integrated traceability system whereby shark and shark products are tagged at the point of capture on the vessel. This will enable legitimate traders to demonstrate that shark and ray products are from legal sources, help regulators identify those which have been illegally caught or traded, and ultimately contribute to the protection of sharks from over-exploitation and unsustainable trade.
Hệ thống Detect IT: Fish
Năm 2017, TRAFFIC, WWF và Hewlett Packard đã ra mắt một công cụ trực tuyến nhằm giúp Cơ quan thực thi và Hải quan toàn cầu tăng cường khả năng phát hiện các hành vi buôn bán cá bất hợp pháp.
Nạn đánh bắt cá bất hợp pháp và không bền vững đang đe doạ nhiều quần thể cá, ảnh hưởng không chỉ đến đa dạng sinh học của đại dương mà cả sinh kế của những người sống phụ thuộc vào biển. Hệ thống Detect IT: Fish được phát triển để thu thập thông tin thương mại, phục vụ cho phân tích của cơ quan Hải quan, thực thi pháp luật, cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ, giúp xác định các xu hướng tiêu cực và buôn bán bất hợp pháp
Phụ lục của CITES CoP15
Tại Hội nghị các quốc gia thành viên CITES (CITES CoP15) năm 2013, TRAFFIC đã hỗ trợ thành công các đề xuất liệt kê bảy loài cá mập và hai loài cá đuối trong Phụ lục của Công ước.
Những biện pháp này đã có hiệu lực từ tháng 9/2014 và đã mang lại những tiến triển trong việc quản lý thương mại bền vững các quần thể bị đe dọa.
i
Truy xuất nguồn gốc nhằm hỗ trợ hoạt động thương mại của các loài trong danh sách của Công ước CITES
Việc truy xuất nguồn gốc trong buôn bán cá mập và cá đuối, đặc biệt là các loài được liệt kê trong Phụ lục II của CITES là yêu cầu cấp thiết để bảo tồn hiệu quả các loài này.
Tài liệu này, được xây dựng cho Hội nghị các quốc gia thành viên CITES lần thứ 17. Tài liệu phác thảo các cơ chế và khuyến nghị của chúng tôi về thương mại bền vững, có thể truy xuất nguồn gốc đối với các loài trong danh sách.
báo cáo liên quan đến CÁ MẬP và CÁ ĐUỐI
Tham khảo ấn phẩm, báo cáo và bài viết mới nhất của TRAFFIC về hoạt động bảo tồn và thương mại cá mập và cá đuối.
Truy cập thư viện để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.
Cơ sở Dữ liệu Trao đổi Thông tin về Hoạt động Buôn bán Động, Thực vật Hoang dã
Cơ sở Dữ liệu Trao đổi Thông tin về Hoạt động Buôn bán Động, Thực vật Hoang dã của Châu Phi và Châu Âu là những công cụ trực tuyến được phát triển để hỗ trợ trao đổi thông tin và hợp tác quốc tế giữa các cơ quan thực thi pháp luật.
Sáng kiến Cá mập và Cá đuối toàn cầu
Mục tiêu của GSRI là đến năm 2025, tình hình bảo tồn cá mập và cá đuối thế giới được cải thiện, chấm dứt sự suy giảm, ngăn chặn sự tuyệt chủng và có thêm các cam kết bảo tồn đối với hai loài này trên toàn cầu