TRAFFIC Logo

 

Ground Pangolin Smutsia temminckii, one of the four African species poached to meet consumer demand © Keith Connelly

Dự án Đại sứ tạo nên sự thay đổi tại Trung Quốc giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm từ các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng liên quan đến người tiêu dùng Trung Quốc

Ground Pangolin Smutsia temminckii, one of the four African species poached to meet consumer demand © Keith Connelly

i

  English 

tiêu thụ có trách nhiệm các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng

Nhu cầu cao đối với các sản phẩm từ tê tê và gỗ cẩm lai là một trong những động cơ chính thúc đẩy việc buôn bán các sản phẩm này tại Trung Quốc. Tê tê và gỗ cẩm lai (Dalbergia spp.) đều có trong danh sách cấm (đối với tê tê) và hạn chế (đối với gỗ cẩm lai) thương mại quốc tế của CITES.

Những hạn chế này được phản ánh rất rõ trong luật pháp của Trung Quốc, tuy vậy các lệnh cấm đối với cả hai loài được cho là thiếu nhất quán do mâu thuẫn với các chính sách kinh tế khác có tác dụng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm từ tê tê và gỗ cẩm lai. Điều này gây ra sự nhầm lẫn cho người sử dụng về tính hợp pháp và bền vững của việc tiêu thụ, thể hiện qua mức độ tàn phá khủng khiếp nhiều quần thể tê tê cũng như tỷ lệ khai thác có khả năng đe dọa sự tồn tại của các loài gỗ cẩm lai trong tự nhiên.

1.000.000

Cá thể tê tê được cho rằng đã bị săn trộm trong vòng một thập kỷ qua

Xu Ling, Acting head of TRAFFIC's China Office

Giáo dục và nâng cao nhận thức là rất cần thiết để hỗ trợ các nỗ lực chống lại tình trạng tiêu thụ quá mức các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng

Xu Ling, Acting head of TRAFFIC's China Office

mục tiêu của dự án

Hỗ trợ Trung Quốc hành động nhằm giảm nhu cầu của người Trung Quốc đối với các sản phẩm từ các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, đặc biệt là tê tê, và thúc đẩy việc tiêu thụ có trách nhiệm các loài này, nhất là các loài gỗ cẩm lai, từ đó góp phần giảm buôn bán và thực hiện Kế hoạch Hành động của Liên minh Châu Âu chống Buôn bán trái pháp luật Động, thực vật Hoang dã.

A captured pangolin is displayed by poachers in Cameroon © A. Walmsley / TRAFFIC

i

mục tiêu và hoạt động cụ thể

mục tiêu 1

"Hỗ trợ các nỗ lực của Trung Quốc- Liên minh Châu Âu  trong việc ứng phó với nạn buôn bán trái pháp luật động, thực vật hoang dã thông qua hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức, tập trung vào người Trung Quốc, nhằm giảm nhu cầu đối với sản phẩm từ những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm từ gỗ cẩm lai một cách có trách nhiệm."

Chúng tôi đang phát triển các sáng kiến ​​truyền thông thay đổi hành vi (SBCC) nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ vảy tê tê và nâng cao nhận thức về buôn bán bất hợp pháp gỗ cẩm lai. Chúng tôi cũng gắn kết sự tham gia của các "Tác nhân thay đổi" – khối tư nhân, truyền thông và nhân vật nổi tiếng để cùng truyền tải thông điệp của chúng tôi.

Rosewood Dalbergia volubilis © Dinesh Valke / Generic CC 2.0

i

mục tiêu 2

"Tăng cường cam kết và năng lực của các công ty và công dân Trung Quốc ở Châu Phi để loại bỏ hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã bất hợp pháp và hỗ trợ hành động chống buôn bán trái pháp luật động, thực vật hoang dã."

Chúng tôi đang hành động để giảm rủi ro từ việc các doanh nghiệp và công dân Trung Quốc buôn bán động, thực vật hoang dã ở các quốc gia Châu Phi và qua các nước trung chuyển. Cụ thể, chúng tôi đang khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp thông qua các tiêu chuẩn và tổ chức hội thảo thúc đẩy doanh nghiệp có hành vi không khoan nhượng đối với nạn buôn bán trái pháp luật động, thực vật hoang dã. 

Zhang Yongli, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Trung Quốc, phát biểu tại hội thảo do TRAFFIC, CITES và WWF đồng tổ chức ở Namibia nhằm nâng cao nhận thức chống buôn bán trái pháp luật động, thực vật hoang dã của các công dân Trung Quốc sinh sống và làm việc ở Namibia và Zimbabwe

i

Góc nhìn từ Cộng đồng thực hành Truyền thông thay đổi hành vi 

Cộng đồng thực hành Truyền thông thay đổi hành vi sử dụng bộ công cụ trực tuyến do TRAFFIC quản lý, kết nối các bên với mục tiêu giảm động cơ tiêu thụ sản phẩm từ động, thực vật hoang dã bất hợp pháp hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Bộ công cụ thay đổi hành vi trực tuyến là sự tổng hợp các kiến thức, nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn từ hơn 260 chuyên gia, nhà nghiên cứu, các học giả, nhà bảo tồn và chuyên gia tiếp thị xã hội, nhằm giúp các sáng kiến truyền thông thay đổi hành vi đạt được tác động tối đa.

35% số thành viên hiện làm việc tại của Tổ chức phi chính phủ, 17% làm cho cơ quan chính phủ và 6,5% đang công tác tại các học viện. Đây là "bộ công cụ thay đổi hành vi" được xếp hạng hàng đầu trên Google.

Nền tảng này sẽ là một cơ sở dữ liệu lớn góp phần hướng dẫn các nỗ lực theo MỤC TIÊU 1 và khuyến khích các hoạt động thay đổi hành vi thông qua việc sử dụng bộ công cụ trực tuyến.

change wildlife consumers

các báo cáo liên quan đến TÊ TÊ, GỖ CẨM LAI VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI

Đây là những ấn phẩm mới nhất của TRAFFIC về tê tê, gỗ cẩm lai và thay đổi hành vi.

Truy cập thư viện để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.

đối tác của dự án

Dự án Đại sứ tạo nên sự thay đổi tại Trung Quốc và các tư liệu này do Liên minh Châu Âu tài trợ.

Ấn phẩm này đã được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính từ Liên minh Châu Âu. TRAFFIC hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của ấn phẩm này, và trong mọi trường hợp, ấn phẩm này không được xem là phản ánh lập trường của Liên minh Châu Âu.