TRAFFIC Logo

 

Một người dùng sừng tê giác ở Hà Nội, Việt Nam, khoe sừng tê giác cô đã mua để điều trị khối u © Robert Patterson / WWF

sừng tê giác ở châu Á hoạt động nhằm giảm tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc

Một người dùng sừng tê giác ở Hà Nội, Việt Nam, khoe sừng tê giác cô đã mua để điều trị khối u © Robert Patterson / WWF

i

  English 

nguồn gốc của vấn đề

Việc giết tê giác châu Phi bất hợp pháp từng được cho là một vấn đề không mấy nghiêm trọng cho đến đầu những năm 2000, khi nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ngày càng tăng ở Châu Á đã khiến nạn săn trộm bùng phát.

Mặc dù sừng tê giác được tạo thành từ keratin, một chất tương tự như tóc và móng tay của con người, nhưng ở Châu Á người ta tin  rằng sừng tê giác mang lại nhiều lợi ích y học và tâm linh. Những tin đồn này đã tồn tại và đi sâu vào các chuẩn mực văn hóa và xã hội, khiến cho nỗ lực thực hiện các biện pháp thay đổi hành vi gặp rất nhiều khó khăn.

ít nhất ba con tê giác châu Phi

bị săn trộm mỗi ngày

Trinh Nguyen, Senior Programme Officer

Thông qua việc xác định nhóm người sử dụng sừng tê giác chính và động cơ tiêu thụ của họ, chúng tôi có thể xây dựng các thông điệp có khả năng lan toả tới đối tượng mục tiêu

Trinh Nguyen, Senior Programme Officer

thay đổi hành vi ở Việt Nam

Mặc dù các chỉ số ban đầu dường như cho thấy Trung Quốc là thị trường hàng đầu về sừng tê giác bất hợp pháp nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục là thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm từ sừng tê giác.

Do những tin đồn của người dân thành thị về công dụng của sừng tê giác đối với sức khỏe và chữa bệnh, sừng tê giác đã trở thành biểu tượng của tầng lớp trung lưu giàu có của Việt Nam, cũng như được các bà mẹ mới sinh con sử dụng để hạ sốt cho trẻ em.

bát mài sừng tê giác tại Hà Nội, Việt Nam © Robert Patterson / WWF

i

Sáng kiến ​​Chí

Sáng kiến ​​Chí là một dự án truyền thông xã hội được TRAFFIC, Tổ chức Bảo vệ Tê giác phối hợp cùng các đối tác quan trọng xây dựng dựa trên khái niệm về "Chí" hay "Sức mạnh đến từ nội lực" nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác thông qua các giải pháp truyền thông thay đổi hành vi sử dụng sừng tê giác để thể hiện đẳng cấp xã hội của các nhóm người sử dụng.

Đây chính là mục tiêu của các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của chúng tôi tại Việt Nam, nhằm xác định động lực, thái độ và các yếu tố thúc đẩy sử dụng góp phần xây dựng và phát triển các sáng kiến ​​giảm nhu cầu sử dụng. Dự án triển khai từ năm 2014, và hiện đang trong giai đoạn hai.                                                                               

TẢI TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ CHÍ 2017

người sử dụng là ai

Việc nhận dạng và xây dựng hồ sơ đặc điểm tâm lý, văn hóa và xã hội của các nhóm người sử dùng chính là một bước quan trọng trong việc xây dựng thông điệp thay đổi hành vi phù hợp.

Sự kết hợp giữa khảo sát thị trường, bảng hỏi ẩn danh và kỹ thuật xây dựng hồ sơ cho phép chúng tôi xây dựng bức tranh chi tiết về người sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam. Với mục đích giúp định hình các sáng kiến​​ truyền thông thay đổi hành vi xã hội, chúng tôi đặt tên một nguyên mẫu đối tượng sử dụng sừng tê giác là "Ông L."

HỒ SƠ VỀ "ÔNG L":

  • 35 – 55 tuổi
  • Đã kết hôn, có con
  • Sống ở Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh
  • Sự nghiệp thành công + địa vị xã hội
  • Muốn được nhìn nhận như một nhà lãnh đạo
  • Chịu ảnh hưởng bởi các mối quan hệ xã hội + đối tác kinh doanh

cách tiếp cận chiến lược

Ngoài mục tiêu định hướng cho các dự án truyền thông thay đổi hành vi, Sáng kiến ​​Chí được chia thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn nhắm mục tiêu vào một nhóm đối tượng cụ thể, sử dụng các thông điệp và phương tiện truyền tải khác nhau.

Ví dụ về các kỹ thuật truyền tải thông điệp Chí mang tính chiến lược bao gồm việc khuyến khích sự tham gia trực tiếp của “Tác nhân thay đổi" là người nổi tiếng và đại diện doanh nghiệp, xây dựng và đặt quảng cáo truyền thông thay đổi hành vi xã hội tại phòng chờ thương gia, trung tâm thể thao và trên các ấn phẩm truyền thông của doanh nghiệp.

Ví dụ về quảng cáo trên biển bảng đã được phát triển trong Giai đoạn I của Sáng kiến Chí

i

gắn kết sự tham gia của xã hội dân sự và khu vực tư nhân

Một dự án khác của TRAFFIC đang hoạt động tại Việt Nam, hợp tác với các Tổ chức Xã hội Dân sự (CSO), lãnh đạo các doanh nghiệp, người xây dựng ý kiến ​​và các cơ quan chính phủ nhằm cung cấp cho họ các công cụ cần thiết cho việc truyền tải thông điệp thay đổi hành vi có ý nghĩa.

Dự án, cũng là một phần của Sáng kiến ​​Chí, đã giúp truyền tải rộng rãi các thông điệp mục tiêu thông qua các cơ quan nhà nước, củng cố mối quan hệ đối tác với các nhóm có ảnh hưởng và chia sẻ các thông điệp về văn hóa thông qua các kênh phù hợp tại địa phương.

TÀI LIỆU VỀ DỰ ÁN BẢO VỆ TÊ GIÁC

Tăng 75%

trong tổng số người tham gia khảo sát cam kết không sử dụng hoặc buôn bán sừng tê giác giai đoạn 2005-2018

250.000+

người đã nhận được thông điệp truyền thông thay đổi hành vi xã hội nhằm ngăn chặn nạn buôn bán trái pháp luật động, thực vật hoang dã thông qua các hội thảo và chiến dịch truyền thông

40

người có ảnh hưởng trong xã hội đã công khai chống lại việc tiêu thụ động, thực vật hoang dã bất hợp pháp

tài liệu truyền thông thay đổi hành vi xã hội về tiêu thụ sừng tê giác

tham khảo tin tức, báo cáo và tài liệu mới nhất về hoạt động giảm thiểu động cơ tiêu thụ sừng tê giác ở Châu Á

báo cáo về SỪNG TÊ GIÁC và truyền thông thay đổi hành vi xã hội

TRAFFIC là tổ chức có tiếng nói đi đầu về phương pháp và cách thức đo lường hoạt động truyền thông thay đổi hành vi xã hội. Tham khảo báo cáo mới nhất của chúng tôi về truyền thông thay đổi hành vi xã hội và sừng tê giác, truy cập thư viện của chúng tôi để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.