i
Khu vực Danube là khu vực có nguồn dược liệu và hương liệu tự nhiên phong phú được sử dụng làm thực phẩm, hương liệu, dược liệu và mỹ phẩm cả trong nước và xuất khẩu.
Tại tất cả các quốc gia thuộc khu vực Danube, đặc biệt là ở nông thôn, việc thu hái, sử dụng, chế biến và buôn bán dược liệu và hương liệu tự nhiên đóng góp quan trọng cho sinh kế của người dân nông thôn. Tuy nhiên, quần thể thực vật hoang dã đang suy giảm trên toàn cầu, ước tính cứ 5 loài thì có 1 loài phải đối mặt với tình trạng nguy cấp trong tự nhiên. Khai thác quá mức và thực hành thương mại không bền vững là những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm này. Điều này đe dọa đa dạng sinh học tự nhiên đồng thời làm mất đi sinh kế của những người thu hái thực vật hoang dã địa phương, vốn là những người thuộc các nhóm nghèo nhất.
cứ 5 loài thì có 1 loài
thực vật hoang dã đang phải đối mặt với tình trạng nguy cấp trong tự nhiên
Dự án LENA là một ví dụ điển hình về cách kết hợp giữa hoạt động bảo tồn động, thực vật hoang dã, cung cấp sinh kế thay thế và phát triển con người bền vững
Kirsten Palme, Programme Officer – Medicinal Plants, Europe
chúng tôi đang làm việc ở đâu và như thế nào
Một số lượng lớn các cộng đồng địa phương trong khu vực Danube hiện đang khai thác thực vật hoang dã, bao gồm 2.000 khu bảo tồn tự nhiên. Các cuộc thảo luận ban đầu được tổ chức với các cộng đồng địa phương cho thấy cộng đồng địa phương rất quan tâm đến việc tạo cơ hội tăng thu nhập từ khai thác bền vững và tiếp thị các thành phần/sản phẩm từ thực vật hoang dã.
Dự án tập trung vào các khu vực được bảo vệ gần sông Danube và các nhánh sông này ở Hungary, Bulgaria, Slovenia và Serbia, phối hợp tổ chức các hội thảo và chương trình đào tạo về thu hái thực vật hoang dã bền vững với các doanh nghiệp địa phương và các bên liên quan để tăng lượng sản phẩm bán lẻ có chứa các thành phần thực vật tự nhiên được thu hái bền vững.
i
được hướng dẫn bởi Tiêu chuẩn FairWild
Tiêu chuẩn FairWild vẫn là khung thực hành tốt nhất cho việc khai thác, buôn bán và tiêu thụ bền vững các thành phần thực vật tự nhiên và các sản phẩm từ chúng. Dự án đang sử dụng Tiêu chuẩn FairWild để hướng dẫn quản lý tài nguyên bền vững, đảm bảo rằng người thu hái địa phương hiểu rõ khối lượng và những loài được phép thu hái.
Tiêu chuẩn cũng bảo vệ chính người lao động khỏi các hoạt động thương mại phi đạo đức và đảm bảo họ được trả một mức lương công bằng. Tiêu chuẩn giúp họ tiếp cận thị trường rộng hơn, cung cấp các công cụ cần thiết để bán nguyên liệu một cách bền vững.
i
lợi ích lớn hơn từ khai thác bền vững
Các tiêu chuẩn khai thác thực vật hoang dã bền vững và các quy định liên quan như Tiêu chuẩn FairWild cung cấp lợi ích kinh tế xã hội toàn diện ngoài việc bảo tồn các loài mục tiêu.
Dự án LENA là một ví dụ điển hình về cách các hoạt động khai thác bền vững có thể mang lại lợi ích cho sự phát triển xã hội, tạo thu nhập, hỗ trợ cộng đồng và bảo tồn các hệ sinh thái, các loài động, thực vật hoang dã trên quy mô lớn hơn.
tổng quan về các hoạt động ở các nước
Hungary
Chúng tôi đang làm việc trong Công viên Quốc gia Szatmár-Bereg nằm ở phía Đông Bắc Hungary. Công viên tự Quốc gia hoạt động với mục tiêu hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua hợp tác giữa người dân và doanh nghiệp địa phương.
Đến nay, dự án đã thu hút được sự quan tâm nhất định từ cộng đồng và giới thiệu tới đông đảo người dân về giá trị của tự nhiên đối với nền kinh tế địa phương. Chúng tôi tổ chức các hội thảo tập huấn giúp người khai thác sử dụng các kỹ thuật khai thác bền vững, cũng như giúp họ phát triển các sản phẩm từ các thành phần tự nhiên.
i
Bulgaria
Công viên Quốc gia Rusenski Lom nằm ở phía Đông Bắc của Bulgaria có diện tích 3.408 ha và bao gồm một phần của Khu bảo tồn "Lomovete" trong mạng lưới Natura 2000.
Các hội thảo nâng cao năng lực đã giúp chúng tôi xác định lỗ hổng trong kiến thức địa phương, từ đó tổ chức đào tạo, hướng dẫn người thu hái nhận dạng, sử dụng và buôn bán một số loài nhất định, cũng như cách tiếp cận thị trường. Chúng tôi gắn kết sự tham gia của cả người thu hái và các doanh nghiệp thảo dược tại Bulgaria hướng tới quản lý tài nguyên và phát triển sản phẩm bền vững.
i
Slovenia
Vùng Gorenjska nằm ở phía Tây Bắc của Slovenia. Gần 45% lãnh thổ thuộc mạng lưới Natura 2000. Một phần diện tích lớn của khu vực được bảo vệ là Công viên Quốc gia Triglav, một khu vực gồm các núi đá và hẻm núi cao, sông sâu, khe núi đá vôi và đồng cỏ Alps đầy nắng là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật bản địa.
Chúng tôi tổ chức đào tạo thí điểm cho cộng đồng địa phương và các công ty thảo dược là những bên quan tâm đến việc tăng cường quản lý tài nguyên thực vật hoang dã, đảm bảo lợi ích lâu dài cho người thu hái tham gia vào thực hành khai thác.
i
Serbia
Núi Fruska Gora trải dọc theo 80km chiều dài từ sông Danube đến Sava, trên phần phía Nam của Srem ở Vojvodina. Fruška Gora được công nhận là Vườn quốc gia với hệ động, thực vật độc đáo cùng nhiều kỳ quan thiên nhiên quý giá và các di tích lịch sử - văn hóa.
Dải Deliblato là những đồi cát rộng lớn ở tỉnh Vojvodina của Serbia, nằm giữa sông Danube và sườn phía Tây Nam của dãy núi Carpathian. Khu vực này có nguồn thực vật đa dạng, là nơi sinh sống của 900 loài thực vật khác nhau, được xếp hạng là loài quý hiếm của lưu vực Pannonia theo tiêu chuẩn quốc tế. Cũng như ở các nước nói trên, chúng tôi tiến hành đánh giá và tổ chức hội thảo để xác định nhu cầu và kiến thức của người khai thác tại địa phương, đồng thời xác định các công ty liên quan đến buôn bán thực vật hoang dã.
i
báo cáo về THỰC VẬT HOANG DÃ
Khám phá các báo cáo của TRAFFIC về buôn bán thực vật hoang dã và việc áp dụng các tiêu chuẩn bền vững như Tiêu chuẩn FairWild.
Truy cập thư viện của chúng tôi để tham khảo toàn bộ các ấn phẩm truyền thông của TRAFFIC.